>> hệ thống lọc nước
Bà Nguyễn Thị Hai (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, nước sinh hoạt nhà bà thường có các cặn đục đen. Ví dụ, khi tháo nước ra chậu có rất nhiều cặn đen lởn vởn, thậm chí có những lúc nước đen ngòm hoặc xanh rêu. Trong khi đó, ấm đun nước chỉ sau 2 ngày nấu đã đóng váng trắng dày cộp dưới đáy. Khi đưa nước đi thử nghiệm cho kết quả nước bị cặn vôi quá cao, nhiều chất bẩn và độc trong nước.
Để giải quyết tình hình nước sinh hoạt, bà Hai tìm mua thiết bị lọc nước được xử lý bằng tia cực tím. Theo giới thiệu, đây là bộ lọc có khả năng loại trừ chất bẩn và diệt khuẩn 99,9%. Nước sinh hoạt sau khi lọc qua đèn cực tím có thể uống trực tiếp mà không cần nấu sôi. "Tôi không rõ công nghệ này là gì, tác dụng thực sự ra sao, có khả năng loại bỏ chất bẩn có trong nước hay không?", bà Hai thắc mắc. Chuyên gia về hệ thống lọc nước tinh khiết PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho biết, về lý thuyết tia cực tím có khả năng diệt khuẩn cao.
Bởi tia cực tím hay còn gọi tia UV có bước sóng ngắn được tính bằng nanomet có khả năng xuyên qua vi khuẩn từ đó tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn có môi trường cực tím. Nhưng thiết bị lọc đó có tiêu diệt được 99,9% vi khuẩn hay không cần dựa vào công suất của bóng đèn tia cực tím đó cùng lượng nước chảy qua đó thế nào. Ví dụ, một bóng đèn cực tím có công suất 60W đòi hỏi dòng nước chảy qua phải dưới 20l/giờ. Tuy nhiên, nếu chạy thế lại chậm quá khiến người tiêu dùng không đủ kiên nhẫn nên nhà sản xuất điều chỉnh nhanh hơn từ đó làm mất cân đối với bóng đèn dẫn đến hiệu suất thấp. Đối với người dân cũng khó có thể xác nhận được công suất đó đã phù hợp chưa mà chỉ biết dựa vào công bố tiêu chuẩn của chính nhà sản xuất. Vì thế, đôi khi cả người dân lẫn người bán hàng có sự lẫn lộn.
Đừng hy vọng loại bỏ chất bẩn
PGS.TS Lưu Đức Hải, trưởng khoa Môi trường (Đại học KHTN - ĐHQGHN) cho rằng, sử dụng tia UV không có khả năng diệt khuẩn cao đến thế. Bởi tia cực tím có thể diệt được một vài loài vi khuẩn trong khi đó nước có thể có nhiều loài vi khuẩn khác nhau. "Nhà bán hàng bao giờ cũng quảng cáo hoành tráng nhưng thực tế lại khó chính xác như thế", vị chuyên gia này cho hay. Theo các chuyên gia, tia cực tím chỉ có tác dụng diệt khuẩn chứ không có tác dụng loại bỏ các chất bẩn và độc trong nước như chất cặn vôi, asen, thuốc trừ sâu...
Với nguồn nước nhiễm bẩn như của nhà bà Hai, việc sử dụng máy lọc nước kiểu này cũng không có tác dụng mà cần phải có thiết bị lọc có tính năng cao hơn. Hiện nay trên thị trường cũng có thêm loại lọc RO đi kèm tia cực tím. Nhưng hạn chế của RO là loại bỏ tất cả chất bẩn cũng như chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, máy này cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người tiêu dùng.
Xem thêm: dây chuyền sản xuất nước đóng chai, dây chuyền sản xuất nước tinh khiết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét